Nhắc lại vòng chung kết Giải Bóng đá U16 châu Á tổ chức tại Đà Nẵng vào năm 2000, có lẽ người hâm mộ VN khó quên được trận thắng “như mơ” với tỉ số 3-2 của đội U16 VN trước U16 Trung Quốc, sau khi bị đối phương dẫn trước 2 bàn. Cũng chính từ giải đấu này, bóng đá VN đã phát hiện được một thế hệ cầu thủ tài năng xuất thân từ lò đào tạo ở Nghệ An. Tuy nhiên, sau sự kiện ấy, bóng đá trẻ VN lại tiếp tục rơi vào tình trạng “chợ chiều”.
Tại cuộc hội thảo “Tầm nhìn châu Á” do LĐBĐ châu Á (AFC) tổ chức ở VN trong năm 2004, việc phát triển bóng đá trẻ cũng đã được AFC đánh giá một nhiệm vụ trọng tâm. Thế nhưng, ở vào thời điểm mà bóng đá VN vừa bỏ lại sau lưng một năm 2004 đầy thất bại để bước vào năm mới với những niềm hy vọng sâu sắc về một cuộc đổi thay toàn diện thì bình tâm nhìn lại, bóng đá trẻ vẫn tiếp tục là một mối âu lo đối với công chúng hâm mộ.
Ba cái khó: Đất, tiền, nhân sự
Ông Phan Quang, người phụ trách bóng đá trẻ của LĐBĐ VN, cho biết: “Hiện nay, việc xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ (TTĐTBĐT) vẫn chỉ dừng lại ở mức độ... ý tưởng và kế hoạch, chưa có dự án cụ thể ”.
Vướng mắc lớn nhất trong vấn đề này, theo ông Quang, trước hết là do Ủy ban TDTT vẫn chưa duyệt cấp đất để xây dựng trung tâm. Thứ hai là khó khăn về kinh phí. Theo ước tính của LĐBĐ VN, kinh phí xây dựng vào khoảng 20-30 tỉ đồng, thế nhưng, nguồn viện trợ từ FIFA chỉ chiếm một con số ít ỏi (khoảng 8 tỉ đồng), phần lớn còn lại là ngân sách rót từ Ủy ban TDTT và có thể sẽ là nguồn vốn huy động từ các đơn vị liên doanh. Khó khăn kế tiếp là vấn đề nhân sự. Việc tuyển chọn, sàng lọc các cầu thủ trẻ từ bóng đá phong trào, bóng đá học đường... để đưa vào đào tạo, lo nơi ăn chốn ở, tìm kiếm HLV giỏi và tính toán các chế độ ưu đãi phù hợp sẽ là những vấn đề “nhức đầu” trong việc lập dự án xây dựng TTĐTBĐT.
Ông Quang còn cho biết, có thể sớm nhất là trong tháng 2-2005, LĐBĐ VN sẽ trình dự án lên FIFA để xin phép thành lập TTĐTBĐT. Một khi FIFA đã duyệt và đồng ý thì dự án mới được phép triển khai.
Nỗ lực tự thân từ CLB
Không thể thụ động trông chờ vào TTĐTBĐT của liên đoàn, thời gian qua một số CLB chuyên nghiệp đã tự tìm lối đi cho mình. Năm 2004 đánh dấu một bước khởi đầu đầy hy vọng cho bóng đá trẻ cấp CLB khi hàng loạt những gương mặt mới như Quý Sửu, Việt Cường (Delta Đồng Tháp), Quang Huy, Văn Nhiên (SĐNĐ)... được giới chuyên môn đánh giá là những cái tên đầy triển vọng cho tương lai. Thế nhưng, tín hiệu khả quan đó dường như chỉ là một hiện tượng nhất thời ở một vài CLB. Còn xét về tổng thể, công tác đào tạo cầu thủ trẻ tại các CLB, các lò đào tạo hiện nay còn khá manh mún, nhỏ lẻ, mỗi nơi làm mỗi cách. Mô hình đào tạo của SLNA mặc dù được đánh giá cao nhưng cũng không thể phát triển dài lâu do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn kinh phí của địa phương.
LĐBĐ VN chưa tiếp sức địa phương
Nhiều địa phương cũng chọn cho mình các giải pháp phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của mình để... làm bóng đá trẻ. Tuy vậy, trước sức ép ngày càng gia tăng của môi trường bóng đá đang từng bước chuyên nghiệp hóa, dường như cơ quan điều hành nền bóng đá quốc gia vẫn chưa có một khảo sát, đúc kết nào mang tính khoa học từ LĐBĐ VN để tiếp sức cho các địa phương và các CLB.
Bóng đá VN phải bước vào một cuộc cải tổ toàn diện với mong muốn vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trên đấu trường khu vực, trong đó công tác đào tạo trẻ là một trong những tâm điểm cần phải phát triển. Tuy nhiên, với một thực trạng không mấy sáng sủa của việc tạo dựng nền móng cho bóng đá VN trong giai đoạn đầu năm 2005, người hâm mộ vẫn chưa nhận ra những tín hiệu lạc quan nào đáng kể.
Ngoài ra, bác sĩ Ngu Ca còn chia sẻ một kiến thức khá thú vị, cho biết chất đắng nhất được biết đến trên thế giới có tên là denatonium benzoate. Vị đắng của chất này đắng đến nỗi nhiều người không thể chịu đựng được.dự đoán kết quả xổ số ninh thuận hôm nayMọi người có thể đã từng nghe nói rằng lutein và zeaxanthin có thể cải thiện đáng kể chức năng thị giác và nhận thức ở người lớn và có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.